Cười không hãm nổi
Sưu tầmLoạt bài tả người:
Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội. Năm nay ông 70 tuổi. Ông nội em ăn rất khoẻ, lại còn biết trông nhà.
Đề: Tả đôi mắt của ông.
"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!
Đề: Tả bác nông dân đang cày ruộng.
Bác nông dân đang cày trên ruộng, bác mặc bộ quần áo ghi rất đẹp, chân bác đi đôi dép quai hậu và miệng hô vắt vào.
Đề: Em hãy tả bạn em.
"Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình...".
Lời nhận xét : điệp ngữ đây, điệp ngữ đây!
Đề: Tả bác hàng xóm.
Bên cạnh nhà em có bác tên là Sẵn, ngày ngày bác ra đồng đi cày ruộng, con trâu đi trước bác đi theo sau. Mỗi lần bác kêu tắc tắc là con trâu lại đi qua bên phải qua bên trái trông thật vui mắt. Khi bác đưa cây roi lên đánh vào mông chú trâu thì ếch nhái hai bên bờ ruộng kêu inh ỏi.
Đề: "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em".
"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống! nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
Lời nhận xét: Học sinh đang "tả thực".
Đề: Tả bác thợ rèn.
Gần nhà em có một xưởng rèn. Hàng ngày đi học qua, em thấy một bác thợ rèn lực lưỡng, bác cầm cây búa lớn, hai tay bác cuồn cuộn, mỗi lần quai búa bác chồm lên chồm xuống như con chó dữ.
Đề: Tả cô giáo em.
"Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám.
Một bài yêu cầu tả cô giáo khác.
"Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."
Lời nhận xét: Đây là một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt làm toán đi ·
Loạt bài tả cảnh:
Đề: Tả con đường đến trường.
Con đường từ nhà em đến trường rất đẹp, hai bên là những cánh đồng lúa xanh ngát rộng mênh mông, đi tiếp sẽ gặp cây đa cổ kính và cái giếng làng cổ thụ.
Đề: Tả về một chuyến về quê.
Hồi em còn bé, bố mẹ em cho em về thăm quê ngoại, em thích vô cùng. Cái cổng nhà bà em không phải làm bằng sắt như trên thành phố mà trụ cổng được làm bằng 2 cây tre cắm đầu vào nhau, cánh cổng được đan bằng tre và vài thứ lằng nhằng khác mà em không biết.
Đề: Tả cây cau.
Sân trường em trồng rất nhiều loại cây, nhưng em thích nhất là cây cau, cây cau cao khoảng 90 phân, cây thường tỏa bóng mát cho bọn em vui chơi, lá cây câu xù xì như lá phượng. Em rất yêu cây cau.
Đề: Tả con đường làng.
Xa xa con đường có bác nông dân tay dắt cày, vai vác trâu đang từ từ tiến về đầu làng.
Đề: Tả công viên.
Gần nhà em có một cái công viên. Buổi sáng hay có các cụ già đi bộ tập thể dục. Buổi trưa hay có các bác xe ôm đỗ xe ngủ. Buổi tối hay có các cô chú ngồi ôm nhau.
Đề: Hãy tả một buổi tối ở gia đình em.
Buổi tối, cả nhà em quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Ăn xong, chị em đi rửa bát, mẹ giặt quần áo, bố xem tivi, còn em thì đọc truyện tranh. Bỗng nhiên mất điện. Bố bảo: "Thôi, mất điện rồi, cả nhà đi ngủ".
Đề: Tả một loại cây mà em biết.
Nhà bà ngoại em có trồng một cây dưa hấu. Lá cây xanh thẫm diệu kỳ. Thân cây rất to, 5 người ôm không xuể.
Vài bài miêu tả độc chiêu khác:
Đề: Phân tích tâm trạng chị Dậu.
Khi phải bán cái Tý đi, chị Dậu đứt từng khúc ruột non ruột già.
Đề: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều.
Bài làm của một bạn học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Đèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). Ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá!".
Đề: Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!