Giới trẻ xôn xao về đề thi "trinh tiết" - Tình yêu - Giới tính - 24H - Đọc báo - BUM.VN - Free Web Mobile Cau chuyen moi ngay

watch sexy videos at nza-vids!
GIỚI TRẺ XÔN XAO VỀ ĐỀ THI "TRINH TIẾT"

Hạnh phúc gia đình là bắt đầu bằng một tình yêu, bằng sự cảm thông sâu sắc, chứ không phải bằng một cục thịt thừa mà khoa học vẫn đặt tên cho nó, đó là màng trinh".

Sáng 8/4/2012, trường Đại học FPT đã tổ chức kỳ thi sơ tuyển đợt một. Và thật bất ngờ khi đề thi tự luận trong vòng 60 phút của khối Công nghệ Thông tin lại nói đến vấn đề "trinh tiết" của người phụ nữ.

Nội dung của đề thi:

"Đại thi hào Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:

Xưa nay trong đạo đàn bà

Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường

Có khi biến, có khi thường

Có quyền, nào phải một đường chấp kinh

Nhưng chính ông lại viết:

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.

Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế. Thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân.

Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không?

Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và quan sát của bạn trong cuộc sống."

Xem ảnh

Đề thi tự luận của khối Công nghệ thông tin

Khi đọc xong đề thi này, không ít thí sinh ngao ngán thở dài vì "chuyện trinh tiết chẳng liên quan đến ngành Công nghệ thông tin" nhưng cũng không ít thí sinh thích thú với đề tài mở "Dù vấn đề hơi nhạy cảm nhưng nó thật sự gần gũi với cuộc sống hiện tại. Chuyện này không còn mới nhưng sẽ giúp thí sinh có được cái nhìn mới và khách quan hơn".

Thí sinh "hốt"

Sau khi kết thúc đợt thi, nhiều thí sinh đã nhanh chóng chia sẻ đề thi lên các diễn đàn mạng và tỏ thái độ bất ngờ khi đọc được đề thi.

Một bạn có nick name Qwerty vẫn chưa hết sửng sốt sau kỳ thi vừa rồi, "Em là nạn nhân của kỳ thi này. Đọc đề xong, cả phòng em hốt các bác ạ!".

Bạn Leo thì cho hay, "Tớ thi ở Hà Nội, phòng 33. Đọc xong đề thi, cả giám thị lẫn thí sinh đều cười. Không biết ai ra đề mà chuối thế?".

Còn bạn Thế Trung thì chia sẻ, "Mình ở phòng 137. Ở phòng mình có mấy bạn phát đề xong là đi về luôn. Còn mình thì chép lại đề bài và viết linh tinh cũng được gần 4 mặt giấy thi".

Nick name Gà Con cho biết, "Phòng tớ 100% là con trai, còn một cô giáo và một chị sinh viên làm giám thị. Đọc xong bài thi, có cậu ré lên, "Không có lấy đứa con gái nào thi để ngó bài". Còn lúc cô giám thị đi xuống, tớ gãi đầu nói, "Phòng em toàn con trai, cô bày cho tụi em với" nhưng cô đỏ mặt đi lên luôn. Nói chung là đề hài vãi".

Thú vị đấy chứ?

Đấy là lời chia sẻ của bạn Lan moon, "Tớ rất thích đề này. Nó không quá cứng nhắc, không quá sách vở mà lại rất thực tế với cuộc sống hiện tại. Đâu phải ngày xưa mới có chuyện trinh tiết, gái chính chuyên mới lấy được chồng? Ngày nay, báo đài cũng đưa rầy rẫy các chuyện về trinh tiết, chú rể trả vợ về nhà bố mẹ đẻ cũng chỉ vấn đề "thất tiết" đấy thôi".

Còn bạn huongduong thì bày tỏ sự vui sướng khi được thỏa thuê bàn luận đến vấn đề nhạy cảm này. "Khi đọc xong đề bài, nhiều bạn trong phòng đã thở dài ngao ngán và cũng có không ít bạn thu dọn sách bút ra về. Riêng mình và một số bạn thì khi đọc xong đề này, cười lên sung sướng. Đây là một vấn đề rất tế nhị nhưng không vì thế mà chúng ta phải trốn tránh nó. Tốt nhất là mình nên nhìn nhận vấn đề sao cho đúng để khai triển các ý theo lập luận của mình. Và đề tài đưa ra không chỉ nói đến chuyện nhạy cảm của phụ nữ mà yêu cầu lớn nhất của đề bài là phải làm sao đưa ra các ý để thuyết phục và lập luận các ý đó một cách logich, chứ trọng tâm của nó không phải là đi bàn tán, soi mói đến chuyện còn trinh hay mất trinh của phụ nữ".

Xem ảnh

Các thí sinh trong giờ làm bài thi

H. Mai (nữ sinh một trường PTTH Hà Nội) cho hay, "Đọc xong đề thi, mình cũng phải nghĩ ngợi mất 15 phút. Vạch ra các ý chính và mình đã triển khai bài của mình một cách lưu loát, dễ tiếp nhận. Mình nghĩ rằng, với đề thi này thì bất cứ một bạn nào cũng có thể làm được vì nó gần với cuộc sống của mỗi chúng ta. Không những thế, báo đài cũng nhan nhản đăng tải những thông tin về những bi kịch gia đình liên quan đến chuyện trinh tiết của phụ nữ. Chẳng phải nó cũng là một vấn đề xã hội đang rất quan tâm hay sao? Chúng ta là những người trẻ, vậy tại sao chúng ta lại thờ ơ với một vấn đề đang rất nóng như vậy?"

"Giải" đề thi ra sao?

Bạn Gà con chia sẻ về bài làm của mình: "Cả hai vấn đề nêu ra đều không đúng. Ngày xưa, chẳng nhẽ vì bị mất trinh tiết mà người phụ nữ mất đi tất cả? Có những trường hợp, phụ nữ bị mất trinh ngoài mong muốn, chứ không phải họ là người phụ nữ hư hỏng. Và chẳng nhẽ khi một người con gái đã mất trinh thì người con trai phải rời xa người con gái ấy hay sao? Như Thúy Kiều vào lầu xanh, đâu phải là do ý muốn của cô ấy? Và Từ Hải đấy, dù biết Thúy Kiều không còn trong trắng nhưng vẫn cưới Thúy Kiều Làm vợ.

Ngày nay, các bạn trẻ cho rằng màng trinh không quan trọng và chấp nhận quan hệ trước hôn nhân… nhưng các bạn quên rằng, dù ở thời đại nào thì những tên Sở Khanh cũng rất nhiều. Bạn chấp nhận mất đi trinh tiết nhưng sau hắn lại bỏ bạn đi, vậy bạn có phải đã sai lầm không?

Còn việc mất đi trinh tiết, cuộc sống có hạnh phúc hay không thì tôi không dám khẳng định vì nó tùy vào từng người và từng hoàn cảnh mới có thể nói được. Giả sử có một đôi yêu nhau, cưới nhau, sau đó người chồng biết vợ mình đã mất đi trinh tiết trước khi cưới mình thì người chồng đó sẽ phản ứng như thế nào? Cho dù rất yêu thương vợ mình nhưng chắc chắn đó sẽ là một cú sốc, có chăng rằng là người chồng có vượt qua được hay không? Hay bị ám ảnh, cuộc sống gia đình tan vỡ… Hay việc người con trai biết vợ mình mất trinh nhưng vẫn cưới, người con trai đó chấp nhận, bỏ qua những lỗi lầm của người con gái… như thế gia đình của họ vẫn có thể hạnh phúc.

Còn bạn H. Mai thì lập luận, "Cho dù ở bất cứ thời đại nào, chuyện trinh tiết vẫn rất quan trọng đối với người phụ nữ. Nó không chỉ nói lên sự trong trắng của người con gái mà qua đó, nó còn đánh giá phẩm chất, đức hạnh của người con gái.

Tuy "Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu" nhưng cuộc sống "có khi biến, có khi thường" nên người phụ nữ đẹp người tốt nết như Thúy Kiều đã phải cắn răng bán mình vào lầu xanh để cứu người thân trong gia đình. Thúy Kiều không phải là người không coi trọng trinh tiết nhưng khi gia đình đã rơi vào hoàn cảnh khốn đốn như vậy thì cái màng trinh mỏng manh kia đâu có quan trọng bằng cả gia đình cô? Chính vì lẽ đó nên khi gặp Thúy Kiều, Từ Hải đã đem lòng yêu cô gái không chỉ có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà còn có lòng hiếu thảo sâu sắc với cha mẹ, gia đình.

Còn ngày nay, các bạn trẻ không quá quan trọng chuyện trinh tiết… nhưng, nó đã để lại những hệ lụy không tốt cho cuộc sống của các bạn nữ. Ví dụ như khi còn ngồi trên ghế giảng đường, một số bạn nữ sinh đã chấp nhận kiểu "yêu nhanh, sống chóng" và chẳng bao lâu thì dọn về thổi cơm chung với chàng. Khi ra trường, chàng và nàng lại chọn cho mình mỗi con đường riêng, để rồi nàng mù tịt không biết tương lai của mình sẽ ra sao? Và liệu nàng có cơ hội để bắt đầu với một người đàn ông "không quan trọng chuyện trinh tiết" không?

Hay khi đã sống thử với nhau rồi, nhiều bạn gái lỡ có thai, chàng hoảng hốt không nhận lấy trách nhiệm và lột xác thành kẻ Sở Khanh, còn nàng một mình cay đắng mang cái bào thai đi phá và tiếp tục sống những ngày tháng ê chề, không biết tương lai sẽ đi đâu, về đâu…

Cũng có những người khi còn yêu nhau thì nói "Không quan trọng chuyện quá khứ" nhưng khi lấy vợ về không thấy giọt máu nào trong đêm tân hôn thì bắt đầu ghen tuông lồng lộn, đánh đập vợ không thương tiếc và họ bắt đầu những chuỗi ngày sống trong địa ngục…

Nhưng cũng có những người dù biết người yêu của mình không còn trong trắng nhưng họ vẫn yêu, quyết định cưới làm vợ vì họ cho rằng, cái ngàn vàng là phẩm chất của người yêu họ, chứ không phải chỉ vì cái màng trinh vô tri vô giác đó.

Theo tôi, hạnh phúc gia đình không phụ thuộc hoàn toàn vào màng trinh bởi bây giờ, có rất nhiều chàng trai suy nghĩ rất thoáng trong chuyện đó nhưng cũng có những người đàn ông gia trưởng lấy vợ phải đáp ứng điều kiện cần và đủ là "phải còn trong trắng". Tùy vào quan điểm sống của mỗi người… nhưng hạnh phúc gia đình là bắt đầu bằng một tình yêu, bằng sự cảm thông sâu sắc, chứ không phải bằng một cục thịt thừa mà khoa học vẫn đặt tên cho nó, đó là màng trinh".

GS.Nguyễn Minh Thuyết: "Đề thi của ĐH FPT thô tục đến khó chấp nhận"

"Đã không biết tận dụng những trang văn ý nhị, sâu xa của đại thi hào Nguyễn Du để đánh giá cảm thụ văn học... lại còn gắn với "màng nọ màng kia". - Đó là quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khi ông chia sẻ xung quanh câu chuyện đề thi "trinh tiết" của ĐH FPT trong kỳ thi tuyển sinh 2012 gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua.

Yếu kém đến ngô nghê về chuyên môn

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chỉ cần để ý một chút, bất cứ ai có hiểu biết về văn học cũng dễ dàng nhận thấy đề thi của ĐH FPT thể hiện sự yếu kém về chuyên môn:

Thứ nhất, đề thi quá dài, trình bày lan man. Người ra đề có nghiệp vụ chỉ cần viết một câu hoặc chỉ cần nêu 2 trích dẫn từ Truyện Kiều là đã đủ để hỏi thí sinh, chứ không cần đến những diễn giải "lòng thòng" phía sau.

Thứ hai, người ra đề không hiểu Truyện Kiều. Câu:"Đạo tòng phu, lấy chữ trinh làm đầu" không phải "lời khẳng định" của Nguyễn Du như viết trong đề thi mà là lời nàng Kiều nói với Kim Trọng khi nhận ra chàng "Sóng tình dường đã xiêu xiêu/ Xem trong âu yếm có chiều lả lơi".

Người con gái ấy say đắm vì tình đến độ "Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình", chủ động đến với chàng Kim, nhưng vẫn đủ tỉnh táo, khôn ngoan nói những lời đoan chính khiến chàng trọng nể: "Đã cho vào bậc bố kinh / Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu/ Ra tuồng trên bộc trong dâu/ Thì con người ấy ai cầu làm chi".

Còn mấy câu "Xưa nay trong đạo đàn bà/ Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường …" là lời chàng Kim chiêu tuyết cho Thuý Kiều sau 15 năm lưu lạc, chìm nổi của nàng. "Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay" – đó là một quan niệm rất cao thượng và nhân văn, vượt khỏi giới hạn của những ý nghĩ tầm thường gắn "chữ trinh" với yếu tố thể xác. "Chữ trinh" này không liên quan gì đến "tình dục trước hôn nhân".

Xem ảnh

GS.Thuyết: Đề thi của Đại học FPT là một sự xúc phạm văn chương của bậc thi hào

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhấn mạnh: "Đã không biết tận dụng những trang văn ý nhị, sâu xa của đại thi hào Nguyễn Du để đánh giá cảm thụ văn học, nhận thức về đời sống của thí sinh và nâng cao nhận thức, tình cảm của các em, lại còn gắn chúng với những "màng nọ màng kia" thì thật là vừa yếu kém về nghiệp vụ vừa xúc phạm văn chương của bậc thi hào."

Đề thi không mang tính giáo dục

Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, đề thi của ĐH FPT không chỉ thể hiện sự yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ phận ra đề thi, mà đề thi này còn không có tác dụng kiểm tra và đánh giá kiến thức, năng lực của thí sinh.

Ông lý giải: "Đề thi này không kiểm tra được kiến thức và lập luận của học sinh. Bởi vì có thể một số bạn trẻ có hiểu biết nhất định về chủ đề này, nhưng cũng không ít bạn trẻ không có kiến thức gì đáng kể. Lý do là các bạn đó chưa quan tâm, nhà trường và gia đình cũng chưa làm tốt việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình.

Vậy thì làm sao chúng ta có thể lấy chủ đề đó để đánh giá hiểu biết, năng lực tư duy của thí sinh? Trong khi đó, cuộc sống còn rất nhiều điều thú vị có ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa xã hội sâu sắc có thể lấy làm đề luận để học sinh bày tỏ, chia sẻ quan điểm, hiểu biết của mình."

Thô tục đến khó chấp nhận

Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, đề thi của ĐH FPT không chỉ bộc lộ sự yếu kém về mặt chuyên môn mà còn thô tục đến mức khó chấp nhận.

Ông cho rằng, đề thi Văn không phải "sách phụ khoa" hay "sách sức khoẻ sinh sản", cho nên không thể sử dụng những từ ngữ "quá nhạy cảm" về cơ thể phụ nữ hay hành vi tình dục.

Đưa chủ đề tình dục trước hôn nhân vào đề thi là điều không phù hợp. Có chăng, chỉ nên đưa chủ đề này để chia sẻ, trao đổi trong giờ học giáo dục công dân hay học giáo dục giới tính, tư vấn sức khỏe sinh sản.

GS. Thuyết cũng lưu ý: "Đề thi của Trường ĐH FPT có hại cho việc giáo dục nhân cách, nhận thức về cuộc sống, về thuần phong mỹ tục của thí sinh. Nếu đây là một đề tài thảo luận hoặc đề kiểm tra trong thời gian học sinh còn học ở trường, thì khi trò nhận thức sai, thầy còn có cơ hội để trao đổi, uốn nắn, sửa chữa cho các em. Thế nhưng đưa ra làm đề thi tuyển sinh, nếu thí sinh bộc lộ quan điểm, nhận thức sai lệch thì ai uốn nắn, ai điều chỉnh cho các em? Chẳng phải như vậy sai lại càng thêm sai?...".

"Tôi thật sự thấy làm tiếc cho ĐH FPT. Trường mới thành lập không lâu, nhưng đã liên tục bộc lộ nhiều bất cập về giáo dục đạo đức, lối sống: Từ chuyện sinh viên múa khỏa thân trong lễ kỷ niệm 1 năm thành lập trường, in vào sách những lời hát chế các bài hát cách mạng nổi tiếng, sự cố giảng viên thỉnh giảng văng tục trên bục giảng… và nay là một đề thi yếu kém, thô tục.

Không biết có phải Trường ĐH FPT có những quan niệm quá thoáng không hay là vì một điều gì đó khác? Lãnh đạo nhà trường phải nghiêm khắc xem xét lại. Và cũng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc này," GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thêm.

Theo Giáo dục Việt Nam

Nguồn: 24H

Thống Kê
1|1
U-ON
C- STAT
Copyright by NuTe.Wap.Sh
- hotline : 0979851802
Tải full bộ clip sexy (chỉ 500đ), soạn: DL H2618 gửi 8009